Thành phố Ottawa là đô thị đơn cấp, không có chính quyền cấp quận hoặc khu tự quản nào ở phía trên. Ottawa chịu trách nhiệm đối với tất cả các hoạt động dịch vụ của thành phố, bao gồm cứu hỏa, dịch vụ y tế khẩn cấp, cảnh sát, công viên, đường xá, vỉa hè, phương tiện công cộng, nước uống, xử lý nước mưa, nước thải vệ sinh và chất thải rắn. Ottawa được điều hành bởi Hội đồng thành phố Ottawa gồm 24 thành viên bao gồm 23 ủy viên hội đồng, mỗi ủy viên đại diện cho một phường và thị trưởng Jim Watson, được bầu trong một cuộc bỏ phiếu toàn thành phố.
Hầu hết người dân ở thành phố Ottawa có truyền thống ủng hộ Đảng Tự do. Có lẽ những khu vực an toàn nhất cho người Đảng Tự do là những khu vực do người Pháp ngữ thống trị, đặc biệt là ở Vanier và trung tâm Gloucester. Trung tâm Ottawa thường nghiêng về bên tả hơn, và Đảng Dân chủ mới giành được ưu thế ở đó. Các phần phía Nam và phía Tây của thành phố Ottawa cũ nói chung là ôn hòa và ngả theo Đảng Bảo thủ. Càng đi xa trung tâm thành phố như Kanata và Barrhaven và các khu vực nông thôn, cử tri có xu hướng thiên về Đảng Bảo thủ, cả về mặt tài chính và xã hội. Điều này đặc biệt đúng ở các thị trấn cũ của West Carleton, Goulbourn, Rideau và Osgoode, những khu này phù hợp hơn với các khu bảo thủ ở các quận xung quanh. Tuy nhiên, không phải tất cả các khu vực nông thôn đều ủng hộ Đảng Bảo thủ.
Sơ lược đặc trưng chính trị Ottawa
Canada có 3 cấp chính quyền: Chính quyền liên bang, chính quyền tỉnh bang hoặc vùng lãnh thổ cũng như chính quyền của các thành phố, chính quyền địa phương và khu vực.
Chính quyền liên bang của Canada theo chế độ dân chủ nhằm đưa các cộng đồng chính trị khác nhau nằm dưới sự quản lý của một chính phủ chung, đồng thời việc duy trì các chính quyền khu vực lại đáp ứng được các nhu cầu riêng của mỗi vùng. Mỗi tỉnh bang có quyền thiết lập Tòa án tối cao của tỉnh bang, các tòa phúc thẩm và các tòa địa phương. Các tòa án sơ thẩm cấp tỉnh bang khi xét xử theo thông luật phải tuân theo các án lệ của cả Tòa tối cao và Tòa án phúc thẩm cấp tỉnh bang đó. Cách tổ chức này phù hợp với thực tế địa lý của Canada, tính đa dạng về văn hóa cũng như ngôn ngữ từ người nhập cư của đất nước này.
Không nổi tiếng như Toronto, Vancouver hay Quebec nhưng điều bất ngờ là Ottawa lại được nữ hoàng Victoria chọn làm thủ đô của Canada. Không ai ngờ rằng thị trấn Bytown nhỏ bé sẽ trở thành một trong những thành phố đẹp nhất thế giới như bây giờ. Ottawa cũng là nơi đặt bộ máy hành chính với các văn phòng chính phủ và nhiều công ty lớn. Không chỉ là một trung tâm kinh tế, Ottawa dần trở thành một trung tâm chính trị và công nghệ của Canada. Nơi đây đặt tòa nhà Quốc hội cũng như nhiều trụ sở cơ quan chính trị của Canada và dường như Ottawa đã trở thành những gì tinh túy nhất của quốc gia lá phong đỏ.
Nền chính trị Ottawa
Thủ đô Ottawa là thành phố lớn thứ tư của Canada với diện tích hơn 2.790 km2, dân số khoảng một triệu người. Về cơ cấu hành chính, đây là thành phố chỉ có một cấp chính quyền, không có các cấp dưới, nghĩa là bản thân nó là một bộ phận điều tra dân số và không có chính quyền cấp quận hoặc khu tự quản nào ở phía trên.
Thành phố chia các khu vực thành 23 phường, nhưng không có cơ cấu hành chính, chỉ có một Ủy viên Hội đồng thành phố phụ trách. Người Ủy viên này được dân bầu ra trong bầu cử thành phố, là cầu nối giữa người dân và chính quyền thành phố. Mọi nguyện vọng, thắc mắc, đề nghị của người dân sẽ được phản ảnh qua vị Ủy viên này. Sau đó, người này thay mặt cho đơn vị của mình đề xuất, phản ảnh lại với thành phố để được giải quyết các vấn đề.
Đường phố Ottawa hầu như chẳng bao giờ nhìn thấy cảnh sát. Nhưng mỗi khi có sự vụ như tai nạn giao thông, cháy nhà hoặc ẩu đả thì chỉ trong vài phút từ lúc có người gọi thông báo, sẽ có ba loại xe có mặt ngay lập tức tại hiện trường: cảnh sát, cứu thương và chữa cháy.
Thành phố Ottawa được cai quản bởi Hội đồng thành phố gồm 24 ủy viên, bao gồm 23 ủy viên đại diện cho các phường. Người còn lại là thị trưởng, được bầu qua lá phiếu của toàn thành phố, trong đó, thị trưởng Jim Watson, được bầu trong một cuộc bỏ phiếu toàn thành phố. Quốc hội của Canada được đặt tại thủ đô Ottawa, gồm Hạ viện với các nghị sĩ do dân bầu ra và Thượng viện với các nghị sĩ được đề cử. Thông thường các nghị sĩ quốc hội được bầu cử 4 năm một lần. Hiến pháp của Canada có một chương về các quyền về tự do cơ bản mà ngay cả quốc hội hay bất cứ một cơ quan lập pháp nào cũng không thể đơn phương thay đổi. Chương này đề cập đến những quyền như quyền bình đẳng, quyền tự do đi lại và quyền pháp lý cũng như những quyền tự do như tự do ngôn luận, tự do tham gia các đoàn thể và tự do hội họp hòa bình.
CÔNG TY CỔ PHẦN CANADA PLAZA
Cập nhật thông tin, tư vấn lộ trình định cư Canada
Hotline: 0901.688.988
Email: canadaplaza@canada.vn