Chính trị của Newfoundland and Labrador tổ chức một nghị viện nằm trong cấu trúc của chế độ quân chủ lập hiến. Chế độ quân chủ tại Newfoundland and Labrador là cơ sở cho các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Nền chính trị của Newfoundland and Labrador được xác định bởi một lịch sử lâu đời, các thể chế chính trị dân chủ tự do và một nền văn hóa chính trị độc đáo.

Quân chủ của tỉnh bang này là nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị, bà cũng là quân chủ của 15 quốc gia khác, 9 tỉnh bang còn lại và liên bang Canada. Người đại diện cho Nữ hoàng là quận công Newfoundland and Labrador, tiến hành hầu hết các trách nhiệm quân chủ tại Newfoundland and Labrador.

Trên thực tế, quân chủ và quận công bị hạn chế trong việc tham dự trực tiếp vào bất kỳ lĩnh vực quản trị nào. Quyền lực hành pháp do Hội đồng hành pháp điều khiển, đây là một ủy ban gồm các giám đốc sở, ban, ngành chịu trách nhiệm trước một Nghị viện và được tuyển cử, đứng đầu là thống đốc tỉnh bang. 

Nhằm đảo bảo sự ổn định của chính phủ, quận công sẽ bổ nhiệm thống đốc tỉnh bang là lãnh đạo chính đảng giành đa số ghế trong Nghị viện. Lãnh đạo đảng có số ghế đông thứ nhì thường trở thành lãnh đạo phe đối lập và nằm trong một hệ thống nghị viện đối địch nhằm duy trì kiểm tra đối với chính phủ.

Mỗi một trong số 48 đại biểu của Nghị viện được bầu theo phương thức đa số tại một khu vực bầu cử. Tổng tuyển cử cần phải do Tỉnh đốc yêu cầu 4 năm sau bầu cử trước đó, hoặc có thể yêu cầu theo khuyến nghị của thủ tướng khi chính phủ thất bại trong bỏ phiếu tín nhiệm tại Nghị viện. Thông thường, chính trị trong tỉnh bang Newfoundland and Labrador chịu sự chi phối của Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ cấp tiến, tuy nhiên trong bầu cử cấp tỉnh bang vào năm 2011 Đảng Tân Dân chủ xếp thứ 2 về phiếu bầu phổ thông, sau Đảng Bảo thủ cấp tiến.

NmZK7VmpbyvlaZcGyw0IRCirdQW pnNW8aYaTvB6stCW69do kO7C 0tRyAPKprUJaJAEtSGWyfTS 5HBpQZlDSjAX4c WiHu Ahf0YoWJbzdP2Bs6jna2XXJIrAHKG6LiSrUgiVqbB7bBspqsQ

Lịch sử hình thành chính trị tỉnh bang

Năm 1496, John Cabot được Quốc vương Anh Henry VII ban đặc quyền thám hiểm và đến ngày 24/06/1497 ông ta đổ bộ lên mũi Bonavista. Năm 1499 và 1500, João Fernandes Lavrador và Pêro de Barcelos khám phá và lập bản đồ bờ biển. Sau đó, vào năm 1501 và 1502, anh em Corte-Real khám phá Newfoundland and Labrador, Humphrey Gilbert theo lệnh Nữ vương Anh đã đổ bộ tại St. John’s vào tháng 8/1583, và chính thức nắm quyền sở hữu đảo.

Năm 1583, Newfoundland trở thành thuộc địa đầu tiên của Anh tại Bắc Mỹ. Khi Humphrey Gilbert yêu sách lãnh thổ cho Nữ vương Elizabeth cũng là một trong những nguyên nhân gây bất hòa với người Pháp và người Bồ Đào Nha. Trận Signal Hill diễn ra tại Newfoundland vào năm 1762, khi một đạo quân Pháp đổ bộ chiếm đảo, song bị người Anh đẩy lui.

Chính phủ Anh thông qua Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh 1949 qua Quốc hội. Newfoundland chính thức gia nhập Canada vào ngày 31/03/1949.

Sự xuất hiện của một hệ thống thông luật và các thể chế chính trị còn chậm. Luật pháp và trật tự ban đầu là trách nhiệm của các thuyền trưởng đánh cá, các đô đốc và các thống đốc quân đội trong thế kỷ 17 và 18. Tuy nhiên, với sự định cư lâu dài, hệ thống này cuối cùng đã được thay thế bởi các quan chức dân sự và vào năm 1832 chính phủ đại diện. Điều này có nghĩa là một hội đồng thuộc địa sẽ chia sẻ quyền lực với một Hội đồng lập pháp được chỉ định. Năm 1854, Newfoundland được trao cho chính phủ có trách nhiệm và quy chế vào năm 1907.

Thủ hiến Newfoundland and Labrador – Andrew Furey

Quận công, đại diện cho Nữ hoàng tại Newfoundland And Labrador, hiện tại là ông Andrew Furey, chịu trách nhiệm hầu hết các trách nhiệm của hoàng gia tại Newfoundland and Labrador.

1y36WBrNa3bzprfFUgaraFcN2MYIER4 1FfMCnAMdH Wt8EU5ol5UikJEcmM0KZmjmJ9EuZyQHj1 jgYIQbqYKUOFA lG9iAy j5HX7IxUkLdDyFVoJJS4loXc

Chính trị của Newfoundland and Labrador tổ chức một nghị viện nằm trong cấu trúc của chế độ quân chủ lập hiến. Chế độ quân chủ tại Newfoundland and Labrador là cơ sở cho các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Quân chủ của tỉnh là nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị, bà cũng là quân chủ của 15 quốc gia khác, 9 tỉnh còn lại và liên bang Canada. Người đại diện cho Nữ hoàng là quận công Newfoundland and Labrador, tiến hành hầu hết các trách nhiệm quân chủ tại Newfoundland and Labrador.

Danh sách người cầm quyền tại Newfoundland & Labrador

Có 40 vị trí Hạ viện của tỉnh bang Newfoundland and Labrador:

  • 22 thành viên tự do 
  • 12 thành viên bảo thủ cấp tiến
  • 3 thành viên dân chủ mới 
  • 3 thành viên độc lập/không trực thuộc

Thành viên của Đại hội đồng lần thứ 50

Hạ tầng 

Trong nội tỉnh, Sở giao thông và công trình Newfoundland and Labrador vận hành 15 tuyến xe buýt, phà chở khách và chở hàng liên kết các cộng đồng khác nhau dọc theo đường bờ biển của tỉnh. Newfoundland and Labrador phát triển dịch vụ phà chuyên chở giữa lục địa với các đảo như Marine Atlantic, MV Sir Robert Bond, MV Apollo. 

Sân bay quốc tế St. John’s và sân bay quốc tế Gander là hai sân bay duy nhất phục vụ tỉnh,  thuộc hệ thống sân bay quốc gia Canada. Sân bay quốc tế St. John’s phục vụ gần 1,2 triệu hành khách trong năm 2008 và là sân bay đông thứ 11 tại Canada.

Chính sách nhập cư cởi mở

Điều cuối cùng để tỉnh bang Labrador đang ngày càng thu hút định cư chính là chính sách nhập cư cởi mở và dân cư nơi đây cũng rất thân thiện. 

Hiện nay, tỉnh bang này chưa phải là điểm đến hàng đầu tại Canada do các điều kiện kinh tế còn chưa thật sự nổi bật, tuy nhiên đây là một xã hội thân thiện với người định cư. Thông qua Chương trình đề cử tỉnh bang Newfoundland and Labrador (NL PNP), bạn sẽ tìm được cơ hội việc làm lý tưởng nhất cho mình.

Trong tương lai, tỉnh bang Labrador được dự đoán sẽ là một tỉnh bang phát triển toàn diện cả về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học. Vì vậy, ngay thời điểm này, đây sẽ là cơ hội định cư lý tưởng nhất dành cho bạn. 

Hãy liên hệ với Canada Plaza để được tư vấn các chương trình định cư hiện có tại tỉnh bang Newfoundland and Labrador và nhanh chóng tìm kiếm cơ hội cho mình.

CÔNG TY CỔ PHẦN CANADA PLAZA

Cập nhật thông tin, tư vấn lộ trình định cư Canada
Hotline: 0901.688.988
Email: canadaplaza@canada.vn

https://okvip.deals/