Với sự thoát nước tự nhiên của biển Champlain khoảng mười nghìn năm trước, thung lũng Ottawa đã dần có sự sống. Thời xa xưa, vùng đất Ottawa được biết đến là nơi sinh sống của bộ lạc bản xứ Algonwin. Các quần thể bản địa đã tồn tại xung quanh Ottawa trong khoảng 6500 năm, tham gia vào các hoạt động kiếm ăn, săn bắn, đánh cá cũng như buôn bán và du lịch. Những hoạt động này được chứng minh bằng những phát hiện khảo cổ học về đầu mũi tên, công cụ và đồ gốm. 

Ottawa nằm trên vùng đất truyền thống của Algonquins, các dân tộc bản địa có quan hệ mật thiết với các dân tộc Odawa và Ojibwe. Người Algonquins gọi sông Ottawa là Kichi Sibi hoặc Kichissippi có nghĩa là “sông lớn”. Ba con sông lớn giao nhau tại Ottawa, làm cho nó trở thành một khu vực giao thương và đi lại quan trọng trong hàng nghìn năm. Thời kỳ này kết thúc với sự xuất hiện của những người định cư và thuộc địa hóa Bắc Mỹ của người châu Âu trong và sau thế kỷ 15.

aVwYzylCuiwYRL x3axi0hs4He3zcRRzIsWOjK hsh9 g1ucWfNCIn5zBTLUGsVj5ysugjH XFUJNyz01WwGG8UlmBl2IvmVhqOFpVzJ XrBloJ0pkZeEF7u 4ooEamtyZd BA6EZkirbHdL7ESa RA

Liên minh đầu tiên

Vào năm 1610, người Châu Âu đầu tiên – Étienne Brûlé, đã đi ngược dòng sông Ottawa và mở rộng cung đường đi đến Great Lakes. Ba năm sau, Samuel de Champlain viết về các thác nước trong khu vực và về cuộc gặp gỡ của ông với người da đỏ Algonquin, những người đã sử dụng sông Ottawa trong nhiều thế kỷ. Nhiều nhà truyền giáo đã đi theo các nhà thám hiểm và thương nhân. Từ đó, các bản đồ đầu tiên của khu vực này đã sử dụng từ “Ottawa”, bắt nguồn từ chữ “adawa” trong tiếng Algonquin (hay còn mang nghĩa ‘thương mại’, được sử dụng để chỉ tầm quan trọng của khu vực đối với các thương nhân của các Quốc gia đầu tiên) để đặt tên cho dòng sông này.

Philemon Wright – người Châu Âu đầu tiên đến định cư tại vùng đất này đã thành lập một cộng đồng phía bên bờ sông thuộc tỉnh bang Québec vào năm 1800. Ông Wright khám phá rằng có thể vận chuyển gỗ bằng đường sông từ thung lũng Ottawa đến Montréal, và khu vực này đã phát triển nhanh chóng nhờ độc quyền kinh doanh gỗ. Những năm sau cuộc chiến tranh năm 1812, Ottawa liên tục đón nhận những làn sóng di cư đều đặn của người Ireland. Cùng với nhóm dân Canada gốc Pháp đến từ tỉnh bang Quebec, đã cung cấp một số lượng lớn công nhân trong công trình Kênh Rideau và sự phát triển của ngành kinh doanh gỗ, nhờ đó Ottawa đã được đưa vào bản đồ. Mục đích của Kênh Rideau là cung cấp một tuyến đường an toàn giữa Montreal và Kingston trên Hồ Ontario, băng qua sông St. Lawrence giáp ranh với tiểu bang New York. Kênh được xây dựng bắt đầu từ đoạn cuối phía Bắc, là nơi Đại tá By đặt một doanh trại, sau đó trở thành đồi Parliament và bố trí một thành phố nhỏ được gọi là Bytown. 

ij4t1KIFYTtW8fkVZG8NucRfkULzcQk2G6mRhAYhCXhYmO 2cE3D1J1DNTBWvZDTfjdEySCQhaMLRRUQpy42pyauoJmcu9Yg 9TkxQPN0eOZJH

Việc lựa chọn Ottawa làm Thủ đô của Canada trước Liên bang Canada đã gây ra tranh cãi dữ dội. Vào đêm giao thừa năm 1857, Nữ hoàng Victoria, với tư cách là một cử chỉ mang tính biểu tượng và chính trị, đã được trao trách nhiệm lựa chọn một địa điểm cho thủ đô của Canada. Có nhiều câu chuyện châm biếm về cách bà chọn ra thủ đô như bà đã cắm cây trâm gài nón trên bản đồ giữa khoảng cách Toronto và Montréal, hoặc đơn giản là bà thích màu sắc trên bản đồ của vùng này. Mặc dù những câu chuyện này không có cơ sở lịch sử nhưng đã phản ánh sự chuyên quyền độc đoán khi Ottawa được chọn làm thủ đô lúc bấy giờ và Luân Đôn đã không hỏi qua ý người dân. 

Tuy nhiên, Nữ hoàng đã chọn Ottawa với 2 lý do chính rất thuyết phục. Thứ nhất vì Ottawa là khu định cư ở ngay ranh giới của phía Đông và Tây của Canada (ranh giới giữa Québec và Ontario ngày nay), như là một thỏa hiệp giữa hai khu kiều dân Pháp và Anh. Thứ hai là cuộc chiến tranh năm 1812 đã cho thấy nhược điểm của các thành phố lớn là dễ bị phía Mỹ tấn công vì các thành phố này nằm rất gần biên giới trong khi Ottawa lúc bấy giờ được rừng rậm bao bọc và nằm cách xa biên giới. Vị trí này của Ottawa rất thuận lợi trong việc phòng thủ trong lúc vẫn duy trì được vận chuyển bằng đường thủy qua con sông Ottawa đến phía Đông Canada và bằng kênh Rideau đến phía Tây Canada. 

UBtV43MdAB4207BOkpT2CL3eYmCmeJcihgcULaGavQwjlosGod5s9r ULYSDPfnfbDcwkgpTEzFkZVQIALISleW1GyNJrcDE3icWvfBPeiNdmmbuPZY1M2YAWLvgJCVRMfpvjCOX3wE0Zu42qTQvt38

Các tuyến đường sắt được xây dựng vào năm 1854 kết nối Ottawa với các khu vực phía nam và với mạng lưới đường sắt xuyên lục địa qua Hull và Lachute, Quebec vào năm 1886. Các tòa nhà Quốc hội ban đầu, bao gồm trung tâm, Khối Đông và Tây, hoàn thành vào năm 1866 theo phong cách Phục hưng Gothic. Ở thời điểm đó, đây là dự án xây dựng lớn nhất ở Bắc Mỹ từng được thực hiện. Ottawa vẫn tiếp tục đứng đầu sự phát triển bằng hệ thống đèn đường duy nhất ở trung tâm thành phố được cung cấp hoàn toàn bằng điện vào năm 1885 và nâng cấp từ hệ thống giao thông chủ yếu bằng xe ngựa thành hệ thống xe điện rộng lớn vào năm 1959.

Hậu chiến tranh thế giới thứ hai

Ngành công nghiệp trước đây của Ottawa đã bị thay đổi rất nhiều bởi kế hoạch Greber năm 1950. Một bản thiết kế quy hoạch đô thị của kiến trúc sư người Pháp Jacques Greber ra đời để quản lý sự phát triển trong Vùng thủ đô quốc gia, làm cho nó đẹp hơn về mặt thẩm mỹ và phù hợp hơn với một vị trí cho trung tâm chính trị của Canada. 

Từ những năm 1960 đến những năm 1980, Khu vực Thủ đô Quốc gia đã có sự bùng nổ về ngành xây dựng, tiếp theo là sự phát triển lớn mạnh của ngành công nghệ cao trong suốt những năm 1990 và 2000. Ottawa trở thành một trong những thành phố công nghệ cao lớn nhất của Canada và được đặt biệt danh là phía Bắc của thung lũng Silicon. Đến những năm 1980, Bell Northern Research (sau này là Nortel) đã tuyển dụng hàng nghìn người và các cơ sở nghiên cứu lớn được liên bang hỗ trợ như Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia đã góp phần vào sự bùng nổ công nghệ cuối cùng. 

0EJqTrMclpq8arXHRxPTE5PdoZPd880XdIJhKqW3cmNegHQKnkR2n3J3mVLDgJrPnckaWJrbum1B1op XxqQN HNFrdy2nHlPkB52ZJOa3fGltTpkMN NZEMXO36IEOnbaukubCueiMOaonhfbUaBuE

Sự phát triển của thành phố dẫn đến sự căng thẳng về hệ thống giao thông công cộng và cầu đường bộ. Một tuyến đường sắt hạng nhẹ (LRT) chạy bằng động cơ diesel đã được đưa vào thử nghiệm. Ngày nay được biết đến với cái tên Trillium Line, nó được mệnh danh là O-Train và kết nối trung tâm thành phố Ottawa với các vùng ngoại ô phía nam thông qua Đại học Carleton. 

Quyết định mở rộng O-Train và thay thế nó bằng hệ thống đường ray điện nhẹ, là một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử thành phố năm 2006, nơi Chiarelli bị đánh bại bởi doanh nhân Larry O’Brien. Vào tháng 12 năm 2012, Hội đồng thành phố đã bỏ phiếu nhất trí để tiến tới với Confederation Line, một tuyến đường sắt hạng nhẹ dài 12,5 km, được khai trương vào ngày 14 tháng 9 năm 2019.

Eh0CfljA Pvt0RjkksH2jdCQEzV6Tn1 h2JozDPOkiFb74tL1xPdw KFGUlqGA05LgBkhjA 6aQB4ndJdIsFiB9R1khyv3 KfaiZItvbfoXZlNUdfXdt2uURhBR5 v S4FK

CÔNG TY CỔ PHẦN CANADA PLAZA

Cập nhật thông tin, tư vấn lộ trình định cư Canada
Hotline: 0901.688.988
Email: canadaplaza@canada.vn

https://okvip.deals/