Alberta là một trong 13 tỉnh bang và vùng lãnh thổ của Canada. Alberta là một phần của miền Tây Canada và là 1 trong 3 tỉnh bang thảo nguyên.

Alberta giáp với British Columbia ở phía Tây, giáp Saskatchewan ở phía Đông, giáp Northwest Territories ở phía Bắc và Hoa Kỳ ở phía Nam. Alberta có diện tích 661,848 km2 và dân số là 4.527.182 người (Tháng 7 – 2022).

Tên gọi


Alberta được đặt theo tên của công chúa Louise Caroline Alberta (1848 – 1939), con gái thứ tư của Nữ hoàng Victoria. Công chúa Louise là vợ của John Campbell, Hầu tước xứ Lorne, nắm toàn quyền Canada (1878 – 1883). Hồ Louise và núi Alberta cũng được đặt tên để vinh danh bà.

Bản thân cái tên “Alberta” là một dạng Latin hóa dành cho nữ giới xuất phát từ tên Albert (Albertus là tên nam trong tiếng Latin thời trung cổ) và các ý nghĩa của nó trong tiếng Đức, có nguồn gốc từ từ Proto-Germanic * Aþalaberhtaz (bao gồm ý nghĩa của “quý tộc” – “sáng/nổi tiếng”).

Lịch sử


Bài viết chi tiết: Lịch sử Alberta

Thổ dân Paleo đã đến Alberta ít nhất 10.000 năm trước, vào cuối kỷ băng hà. Họ có thể đã di cư từ Siberia đến Alaska trên dải đất liền dọc theo eo biển Bering và sau đó có thể di chuyển xuống phía đông của dãy núi Rocky qua tỉnh bang Alberta để định cư tại lục địa Bắc Mỹ.

Những người khác có thể đã di cư xuống bờ biển British Columbia, sau đó di chuyển vào sâu trong đất liền. Theo thời gian, họ phân thành nhiều bộ tộc, bao gồm các bộ lạc thổ dân ở miền nam Alberta như Blackfoot Confederacy và Plains Cree, những người thường sống bằng cách săn trâu, và các bộ lạc miền bắc như Woodland Cree và Chipewyan, những bộ lạc sinh sống bằng săn bắn, đặt bẫy và đánh cá để kiếm sống.

Sau khi người Anh đến Canada, một nửa lãnh thổ tỉnh bang Alberta, phía nam kênh thoát nước sông Athabasca đã trở thành một phần của vùng Rupert’s Land, bao gồm tất cả lãnh thổ có sông đổ vào vịnh Hudson. Khu vực này được Charles Đệ nhị cấp cho công ty Hudson Bay (HBC) vào năm 1670 và các công ty kinh doanh lông thú đối thủ không được phép giao dịch tại đó.

Sông Athabasca và các con sông ở phía bắc không thuộc lãnh thổ HBC vì chúng chảy ra Bắc Băng Dương thay vì vịnh Hudson. Người khám phá ra vùng Athabasca đầu tiên là Peter Pond, ông học hỏi từ Methye Portage, đi từ các con sông phía nam đến các con sông phía bắc của vùng Rupert’s Land. Những người buôn bán lông thú đã thành lập công ty North West (NWC) ở Montreal để cạnh tranh với HBC vào năm 1779. Peter Pond đã xây dựng Fort Athabasca ở thôn Lac la Biche vào năm 1778. Roderick Mackenzie đã xây dựng Fort Chipewyan cạnh hồ Athabasca vào năm 1788. Anh em của ông – Alexander Mackenzie, đi men theo sông Bắc Saskatchewan đến điểm cực bắc gần Edmonton rồi đi bộ đến sông Athabasca và tiếp tục đến hồ Athabasca. Chính tại đó, ông phát hiện ra dòng sông và đặt tên theo tên mình là sông Mackenzie. Trở về hồ Athabasca, ông ngược dòng theo sông Peace, cuối cùng đến Thái Bình Dương. Nhờ chuyến thám hiểm của mình, ông trở thành người châu Âu đầu tiên vượt qua lục địa Bắc Mỹ phía bắc Mexico.

Phần cực nam của Alberta là một phần lãnh thổ của Pháp và Tây Ban Nha, lãnh thổ của bang Louisiana, được bán cho Hoa Kỳ vào năm 1803. Vào năm 1818, một phần của Louisiana nằm ở phía bắc của vĩ tuyến 49 đã được nhượng lại cho Vương quốc Anh.

Buôn bán lông thú được mở rộng ở phía bắc, nhưng những trận chiến đẫm máu đã xảy ra giữa HBC và NWC. Vào năm 1821, chính phủ Anh buộc họ phải hợp nhất để ngăn chặn sự thù địch. Công ty HBC đã hợp nhất thống trị thương mại ở Alberta cho đến năm 1870, khi chính phủ Canada mới thành lập đã mua lại vùng đất Rupert’s Land.

Quận Alberta được thành lập như một phần của Northwest Territories vào năm 1882. Khi sự nhập cư tăng lên, các đại diện địa phương của Hội đồng Lập pháp Northwest Territories đã được lập nên. Sau một chiến dịch dài giành quyền tự trị, vào năm 1905, quận Alberta đã được mở rộng và được trao quyền tự quyết định với việc bầu chọn Alexander Cameron Rutherford làm thống đốc đầu tiên. Chưa đầy một thập kỷ sau, chiến tranh thế giới thứ nhất đã mang lại thách thức đặc biệt cho tỉnh bang khi nhiều người dân tình nguyện tham gia chiến đấu, vậy nên còn lại khá ít công nhân để duy trì dịch vụ và sản xuất. Hơn 50% bác sĩ của Alberta đã tình nguyện phục vụ ở nước ngoài.

Giới thiệu tỉnh bang Alberta 2

Thế kỷ 21

Ngày 21/6/2013, trong trận lũ lụt năm 2013, tỉnh bang Alberta đã trải qua trận mưa lớn gây ra lũ lụt thảm khốc trên khắp lãnh thổ phía nam của tỉnh dọc theo các con sông và nhánh sông Bow, Elbow, Highwood và Oldman. Nhiều thành phố ở miền nam Alberta đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp địa phương vào ngày 21/6 khi mực nước dâng cao và nhiều cộng đồng đã được lệnh di tản.

Vào năm 2016, một vụ cháy rừng dẫn đến cuộc di tản cư dân lớn nhất trong lịch sử của tỉnh bang Alberta, khi hơn 80.000 người được lệnh sơ tán.

Địa lý


Bài viết chi tiết: Địa lý Alberta

Ban do Alberta 1

Alberta, với diện tích 661.848 km2, là tỉnh bang lớn thứ tư sau Quebec, Ontario và British Columbia. Biên giới phía nam của Alberta là vĩ tuyến thứ 49 ngăn cách với tiểu bang Montana của Hoa Kỳ. Ở phía bắc, vĩ tuyến 60 phân chia tỉnh bang Alberta và Northwest Territories. Phía đông, kinh tuyến thứ 110 phân tách Alberta và tỉnh bang Saskatchewan. Ở phía tây, ranh giới của Alberta với British Columbia được dựa theo kinh tuyến 120.

Tỉnh bang trải dài khắp 1.223 km từ bắc xuống nam và 660 km từ đông sang tây. Về địa hình, điểm cao nhất có độ cao 3.747m tại đỉnh núi Columbia ở dãy núi Rocky dọc biên giới phía tây nam. Điểm thấp nhất có độ cao 152m trên sông Slave, thuộc Công viên quốc gia Wood Buffalo ở phía đông bắc.

Ngoại trừ thảo nguyên khô cằn của vùng đông nam, tỉnh bang này có đủ nguồn nước. Có rất nhiều sông hồ được sử dụng để bơi lội, câu cá và một loạt các môn thể thao dưới nước. Có ba hồ lớn: hồ Claire với diện tích 1.436 km2 thuộc công viên qquốc gia Wood Buffalo, hồ Slave với diện tích 1.168 km2 và hồ Athabasca rộng 7.898 km2 nằm ở cả Alberta và Saskatchewan. Con sông dài nhất của tỉnh là sông Athabasca dài 1.538 km từ vùng băng Columbia ở dãy núi Rocky đến hồ Athabasca.

Thành phố thủ phủ của tỉnh bang Alberta là Edmonton, tọa lạc tại trung tâm địa lý của tỉnh. Đây là thành phố lớn nhất miền bắc Canada, đóng vai trò là cửa ngõ và là trung tâm phát triển tài nguyên ở miền bắc Canada. Khu vực này gần với các mỏ dầu lớn nhất của Canada, có hầu hết các nhà máy lọc dầu của miền tây Canada.

Thành phố Calgary cách Edmonton khoảng 280 km về phía nam và 240 km về phía bắc Montana, được bao quanh bởi trang trại rộng lớn. Gần 75% dân số của tỉnh bang này sống trong hành lang giữa Calgary và Edmonton.

Alberta có khí hậu lục địa ẩm ướt với mùa hè ấm áp và mùa đông lạnh giá. Tỉnh bang có đới khí hậu Bắc cực ở phía bắc với mùa đông khắc nghiệt.

Vào mùa hè, các khối không khí lục địa tạo nên nhiệt độ cao kỷ lục là 32°C ở vùng núi, và có thể lên đến hơn 40°C ở phía đông nam Alberta. Alberta là một tỉnh bang nhiều nắng, tổng số giờ nắng hàng năm từ 1.900 – 2.600 giờ mỗi năm. Bắc Alberta được ghi nhận có khoảng 18 giờ nắng mỗi ngày vào mùa hè.

Nhân khẩu học


Bài viết chi tiết: Nhân khẩu học Alberta

Tỉnh bang Alberta có dân số 4.527.182 người (tính đến tháng 7 – 2022).

Kể từ năm 2000, dân số của Alberta đã có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, chủ yếu là do nền kinh tế phát triển. Giai đoạn 2003 – 2004, tỉnh bang này có tỷ lệ sinh đẻ, nhập cư tương đối cao và tỷ lệ di cư liên tỉnh cao hơn so với các tỉnh khác. Năm 2016, Alberta tiếp tục có dân số trẻ nhất, với độ tuổi trung bình là 36,7 tuổi, so với trung bình của quốc gia là 41,2. Cũng trong năm 2016, Alberta có tỷ lệ người cao tuổi nhất (12,3%) trong số các tỉnh và là một trong những tỉnh bang có dân số là trẻ em cao nhất (19,2%).

Alberta có sự đa dạng sắc tộc đáng kể. Cũng như phần còn lại của Canada, nhiều người nhập cư từ các quốc gia Tây Âu, đặc biệt là Anh, Scotland, Ireland, Wales và Pháp, nhưng một số lượng lớn sau đó đến từ các khu vực khác của châu Âu, đặc biệt là Đức, Ukraine và các quốc gia vùng Scandinavia.

Kinh tế


Bài viết chi tiết: Kinh tế Alberta

Alberta là một tỉnh bang có nền kinh tế mạnh nhất của Canada và trên toàn cầu. Kinh tế được xây dựng trên ngành công nghiệp dầu khí, ngoài ra là nông nghiệp và công nghệ. Vào năm 2019, GDP bình quân đầu người của Alberta đã vượt qua Hoa Kỳ, Na Uy hoặc Thụy Sĩ và đạt ở mức cao nhất so với bất kỳ tỉnh bang nào ở Canada với mức 80,905 CAD.

Tỷ lệ nợ trên GDP của Alberta được dự đoán sẽ đạt mức cao nhất là 12,1% trong năm tài chính 2021 – 2022, và sẽ giảm xuống còn 11,3% vào năm sau.

Hành lang Calgary – Edmonton là khu vực đô thị hóa hiện đại nhất của tỉnh bang và là một trong những khu vực đông dân nhất ở Canada. Vùng đất này dài khoảng 400 km từ bắc xuống nam. Vào năm 2001, dân số của hành lang Calgary – Edmonton là 2,15 triệu người (72% dân số của Alberta). Đây cũng là một trong những khu vực phát triển nhanh nhất trong cả nước. Một nghiên cứu năm 2003 cho thấy hành lang này là trung tâm đô thị duy nhất của Canada có mức độ giàu có tương đương của Hoa Kỳ trong khi vẫn duy trì chất lượng cuộc sống theo phong cách Canada, mang lại cho công dân phúc lợi được chăm sóc sức khỏe toàn cầu. Nghiên cứu cho thấy GDP bình quân đầu người của hành lang cao hơn 10% so với các khu vực đô thị trung bình của Hoa Kỳ và 40% so với các thành phố khác của Canada tại thời điểm đó.

Viện Fraser tuyên bố rằng Alberta cũng có mức độ tự do kinh tế rất cao và đánh giá Alberta là nền kinh tế tự do nhất ở Canada.

Cùng với Saskatchewan, lượng khí thải nhà kính của Alberta cao gấp ba lần mức trung bình bình quân quốc gia nhưng vẫn chưa có kế hoạch giảm lượng khí thải trong tương lai.

Nông nghiệp và lâm nghiệp

Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế của tỉnh bang. Tỉnh bang có hơn ba triệu gia súc, trong đó thịt bò Alberta chiếm thị trường lớn trên toàn cầu. Gần một nửa số thịt bò Canada được sản xuất tại Alberta. Alberta là một trong những nhà sản xuất trâu, bò rừng hàng đầu cho thị trường tiêu dùng. Cừu lấy len và thịt cũng được nuôi tại Alberta.

Lúa mì và cải dầu là cây trồng nông nghiệp chinh ở Alberta, dẫn đầu trong các tỉnh bang về sản xuất lúa mì. Phần lớn nông nghiệp là canh tác đất khô, mùa rụng lá đan xen với canh tác. Trồng trọt liên tục dần trở thành một phương thức sản xuất phổ biến hơn vì lợi nhuận tăng và giảm xói mòn đất.

Công nghiệp

Alberta là tỉnh bang sản xuất dầu thô thông thường, dầu thô tổng hợp, khí tự nhiên và các sản phẩm khí đốt ở Canada. Alberta là nơi xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới và là nơi sản xuất lớn thứ tư trên thế giới.

Du lịch

Alberta là một địa điểm du lịch từ những ngày đầu thế kỷ 20 với các điểm tham quan bao gồm các địa điểm ngoài trời để trượt tuyết, đi bộ đường dài và cắm trại. Các địa điểm mua sắm như West Edmonton Mall, Calgary Stampede, lễ hội ngoài trời, các sự kiện thể thao chuyên nghiệp, các cuộc thi thể thao quốc tế như Thế vận hội Olympic. Theo cơ quan phát triển kinh tế Alberta, cả Calgary và Edmonton đều có hơn bốn triệu du khách mỗi năm. Banff, Jasper và dãy núi Rocky có khoảng ba triệu du khách ghé thăm mỗi năm. Du lịch Alberta phụ thuộc rất nhiều vào khách du lịch từ Nam Ontario, cũng như khách du lịch từ các vùng khác của Canada, Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác.

Chính trị


Bài viết chi tiết: Chính trị Alberta

Chính phủ Alberta được bầu trên nền tảng dân chủ với nghị viện là cơ quan lập pháp. Cơ quan lập pháp đơn viện – Hội đồng lập pháp bao gồm 87 thành viên được bầu cử tự do. Chính quyền và hội đồng địa phương được bầu chọn và vận hành tách biệt.

Giới thiệu tỉnh bang Alberta 1

Là Nữ hoàng Canada, Elizabeth Đệ nhị cũng là nguyên thủ quốc gia của chính phủ Alberta. Nhiệm vụ của bà ở Alberta được thực hiện bởi quận công Lois Mitchell. Nữ hoàng và quận công nắm quyền của tỉnh bang  nhưng nhiệm vụ và trách nhiệm của họ bị hạn chế bởi quy định của hiến pháp và pháp luật. Quận công đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ nhân danh Nữ hoàng.

Chính phủ đứng đầu là thống đốc. Thống đốc thường là thành viên của Hội đồng lập pháp và là người lãnh đạo của Đảng phái chiếm đa số ghế trong nội các của Hội đồng lập pháp. Thành phố Edmonton là thủ phủ tỉnh bang Alberta. Thống đốc hiện tại là Jason Kenney, nhậm chức vào ngày 30/04/2019.

Giáo dục


Bài viết chi tiết: Giáo dục Alberta

Cũng như bất kỳ tỉnh bang nào của Canada, cơ quan lập pháp của Alberta có quyền hành để vận hành hệ thống giáo dục của tỉnh bang. Từ năm 1905, cơ quan lập pháp đã sử dụng năng lực này để tiếp tục vận hanh hệ thống trường công lập, cũng như tạo ra và điều chỉnh cách thức hoạt động của trường đại học, cao đẳng, viện đào tạo và các hình thức, tổ chức giáo dục khác.

Có 42 trường công lập ở Alberta, và 17 trường học hoạt động tách biệt.

Đại học Alberta, tọa lạc tại Edmonton, được thành lập vào năm 1908, là trường đại học lâu đời nhất và lớn nhất của Alberta. Đại học Calgary, từng liên kết với đại học Alberta, đã được tách biệt và tự điều hành bắt đầu từ năm 1966 và hiện là trường đại học lớn thứ hai ở Alberta. Đại học Athabasca, nơi tập trung vào đào tạo từ xa, và đại học Lethbridge lần lượt được đặt tại Athabasca và Lethbridge.

Giới thiệu tỉnh bang Alberta 4

 

Y tế


Alberta cung cấp một hệ thống chăm sóc sức khỏe được chính phủ tài trợ. Dịch vụ y tế của Alberta được cung cấp cho tất cả cư dân theo quy định của Đạo luật y tế Canada năm 1984. Alberta trở thành tỉnh thứ hai của Canada (sau Saskatchewan) được áp dụng chương trình theo phong cách Tommy Douglas vào năm 1950, tiền thân của hệ thống y học hiện đại.

Ngân sách chăm sóc sức khỏe của Alberta là 22,5 tỷ CAD trong năm tài chính 2018 – 2019 (khoảng 45% tổng chi tiêu của chính phủ), khiến tỉnh bang trở thành hệ thống chăm sóc sức khỏe bình quân đầu người được tài trợ tốt nhất ở Canada. Mỗi giờ, tỉnh bang dành hơn 2,5 triệu CAD để duy trì và cải thiện chăm sóc sức khỏe của người dân.

Hạ tầng


Alberta được kết nối bằng đường hàng không với các sân bay quốc tế ở cả Calgary và Edmonton.

Sân bay quốc tế Calgary và sân bay quốc tế Edmonton lần lượt là sân bay đông thứ tư và thứ năm ở Canada. Sân bay Calgary là trụ sở chính của hàng không WestJet và là trụ sở khu vực của hàng không Canada.

Sân bay Calgary chủ yếu phục vụ các tỉnh miền trung Canada như Alberta, Saskatchewan và Manitoba để bay đến British Columbia, miền đông Canada, 15 trung tâm lớn của Hoa Kỳ, chín sân bay châu Âu, một sân bay châu Á và bốn điểm đến ở Mexico và Caribbean. Sân bay Edmonton hoạt động như một sân bay trung tâm ở phía bắc Canada và bay đến tất cả các sân bay lớn của Canada cũng như 10 sân bay lớn của Hoa Kỳ, 3 sân bay châu Âu và 6 sân bay Mexico và Caribbean.

Có hơn 9.000 km tuyến đường sắt chính hoạt động ở Alberta. Phần lớn đoạn đường này thuộc sở hữu của Công ty đường sắt Thái Bình Dương Canada và Công ty đường sắt quốc gia Canada, hoạt động vận chuyển hàng hóa đường sắt trên toàn tỉnh.

Dịch vụ vận tải đường sắt trong tỉnh được cung cấp bởi hai tuyến đường sắt ngắn: đường sắt Battle River và đường sắt Forty Mile. Các chuyến tàu chở khách bao gồm các chuyến tàu Canada (Toronto, Vancouver) của Via Rail hoặc các chuyến tàu Prince Rupert.

Alberta có hơn 181.000 km đường cao tốc và đường bộ, trong đó gần 41.000 km được trải bê tông.

Văn hóa


Bài viết chi tiết: Văn hóa Alberta

Mùa hè mang đến nhiều lễ hội cho tỉnh bang Alberta, đặc biệt là tại thành phố Edmonton. Lễ hội Fringe Edmonton là lễ hội lớn thứ hai thế giới sau Lễ hội Edinburgh. Cả Calgary và Edmonton đều tổ chức một số lễ hội và sự kiện thường niên, bao gồm các lễ hội âm nhạc dân gian. Lễ hội “ngày di sản” của thành phố chứng kiến sự tham gia của hơn 70 dân tộc. Quảng trường Churchill của thành phố Edmonton là nơi tổ chức nhiều lễ hội, bao gồm Lễ hội nghệ thuật và lễ hội thiết kế trong suốt những tháng mùa hè.

Giới thiệu tỉnh bang Alberta 3

Thành phố Calgary cũng nổi tiếng với Stampede, được mệnh danh là “Chương trình ngoài trời vĩ đại nhất trên trái đất”. Stampede là lễ hội rodeo – hội thi cưỡi ngựa lớn nhất Canada, với nhiều cuộc đua và cuộc thi khác nhau.

Thành phố đối tác


Alberta có mối quan hệ đối tác với nhiều tỉnh, thành phố khác trên toàn thế giới:

  • Gangwon-do, Hàn Quốc (1974)
  • Hokkaido, Nhật Bản (1980)
  • Heilongjiang, Trung Quốc (1981)
  • Montana, Hoa Kỳ (1985)
  • Tyumen, Nga (1992)
  • Khanty–Mansi, Nga (1995)
  • Yamalo-Nenets, Nga (1997)
  • Jalisco, Mexico (1999)
  • Alaska, Hoa Kỳ (2002)
  • Saxony, Đức (2002)
  • Ivano-Frankivsk, Ukraine (2004)
  • Lviv, Ukraine (2005)
  • California, Hoa Kỳ (1997)
  • Guangdong, Trung Quốc (2017)