Quebec là tỉnh bang bang có diện tích lớn nhất Canada (ngoại trừ các vùng lãnh thổ), Quebec giáp tỉnh bang Ontario ở phía Tây và phía Nam, phía Đông giáp với tỉnh bang New Brunswick và Newfoundland and Labrador.

Quebec có diện tích 1,542,056 km2 và dân số là 8,620,000 người.

Tên gọi


Cái tên Québec xuất phát từ từ kébec trong tiếng Algonquin có nghĩa là “nơi dòng sông hẹp lại”, ban đầu dùng để gọi khu vực xung quanh thành phố Quebec nơi sông Saint Lawrence thu hẹp lại. Những biến thể ban đầu trong cách đánh vần của tên bao gồm “Québecq” (Levasseur, 1601) và “Kébec” (Lescarbot, 1609). Nhà thám hiểm người Pháp Samuel de Champlain đã chọn tên Québec cho tiền đồn thuộc địa vào năm 1608. Tỉnh bang đôi khi được gọi là “tỉnh bang La belle”, có nghĩa là tỉnh bang xinh đẹp.

Tỉnh Quebec được thành lập theo Tuyên ngôn Hoàng gia năm 1763 sau khi Hiệp ước Paris chính thức chuyển thuộc địa Canada của Pháp cho Anh sau Chiến tranh bảy năm. Tuyên bố đã giới hạn lãnh thổ tỉnh bang này ở một khu vực dọc theo bờ sông Saint Lawrence. Đạo luật Quebec năm 1774 đã mở rộng lãnh thổ của tỉnh bao gồm một phần ngũ đại hồ và thung lũng sông Ohio ở phía nam của Rupert’s Land. Hiệp ước Paris 1783 đã nhượng lại các vùng lãnh thổ phía nam hồ Lớn cho Hoa Kỳ. Sau Đạo luật hiến pháp năm 1791, lãnh thổ được phân chia thành Lower Canada (Quebec ngày nay) và Upper Canada (Ontario ngày nay), với mỗi quốc gia thành lập một hội đồng lập pháp. Năm 1840, 2 vùng này đã thành Canada East và Canada West sau khi Quốc hội Anh thống nhất Upper Canada và Lower Canada xác nhập thành tỉnh bang của Canada. Lãnh thổ được chia lại thành các tỉnh bang Quebec và Ontario tại Liên bang năm 1867.

Vào năm 1870, Canada đã mua Rupert’s Land từ công ty Hudson Bay và trong vài thập kỷ tiếp theo, Nghị viện Canada đã chuyển giao cho Quebec phần lãnh thổ gấp ba lần diện tích hiện có. Năm 1898, Nghị viện Canada đã thông qua Đạo luật mở rộng biên giới Quebec về phía bắc để bao gồm các vùng đất của thổ dân địa phương. Tiếp theo đó là việc bổ sung quận Ungava thông qua Đạo luật mở rộng ranh giới Quebec năm 1912 đã bổ sung các vùng đất cực bắc của người Inuit để tạo ra lãnh thổ Quebec như hiện nay.

Biểu tượng


Năm 1939, chính phủ Quebec đã đơn phương phê chuẩn quốc huy để phản ánh lịch sử chính trị của Quebec: sự cai trị của Pháp (hoa huệ vàng trên nền xanh), sự cai trị của Anh (sư tử trên nền đỏ) và sự cai trị của Canada (lá phong) và với phương châm của Quebec bên dưới “Je me souviens”. Je me souviens – có nghĩa là “Tôi nhớ”, lần đầu tiên được chạm khắc dưới huy hiệu của mặt tiền tòa nhà Quốc hội Quebec vào năm 1883. Đây là một phần của huy hiệu và khẩu hiệu chính thức kể từ năm 1978, thay thế cho “La belle pronvince” – có nghĩa là tỉnh bang xinh đẹp. Khẩu hiệu La belle province vẫn được sử dụng chủ yếu trong du lịch như một biệt danh cho tỉnh bang.

Hoa huệ, biểu tượng cổ xưa của chế độ quân chủ Pháp, lần đầu tiên xuất hiện tại Gaspésie năm 1534 cùng Jacques Cartier trong chuyến thám hiểm đầu tiên. Khi Samuel de Champlain thành lập thành phố Quebec vào năm 1608, con tàu của ông đã treo một cây thánh giá trắng trên nền màu xanh. Lá cờ hiện tại với 4 hoa huệ màu trắng trên nền màu xanh với chữ thập màu trắng đã thay thế cờ của vương quốc Anh trên Tòa nhà Quốc hội Quebec vào ngày 21/01/1948.

Lịch sử


Bài viết chi tiết: Lịch sử Quebec

Vào thời điểm tiếp xúc người châu Âu lần đầu tiên và sau đó trở thành thuộc địa, các quốc gia Algonquian, Iroquois và Inuit đã kiểm soát vùng đất mà ngày nay là Quebec. Người Algonquian sống du mục dựa trên săn bắn, hái lượm và câu cá. St. Lawrence Iroquoians, một nhánh của Iroquois, sống cuộc sống ổn định hơn, trồng ngô, đậu và bí trong vùng đất màu mỡ của thung lũng St. Lawrence.

Samuel de Champlain là thành viên của đoàn thám hiểm nước Pháp đi vào sông St. Lawrence năm 1603. Năm 1608, ông đứng đầu một nhóm thám hiểm và thành lập Thành phố Quebec với ý định biến khu vực này thành một phần thuộc địa của Pháp.

Đạo luật Quebec không liên quan đến các sự kiện diễn ra ở Boston năm 1773 và không được coi là một trong những Đạo luật cưỡng chế. Thời điểm thông qua đạo luật này đã khiến thực dân Anh ở miền nam tin rằng đó là một phần của chương trình trừng phạt họ. Đạo luật Quebec đã gây ảnh hưởng đến các nhóm lợi ích ở thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ.

Vào những năm 1860, các đại biểu từ các thuộc địa của Bắc Mỹ thuộc Anh (Các tỉnh bang  Canada như New Brunswick, Nova Scotia, Prince Edward Island và Newfoundland) đã tham gia một loạt các hội nghị để bàn bạc về việc xây dựng một liên minh mới. Hội nghị Charlottetown đầu tiên diễn ra tại Charlottetown, Prince Edward Island, sau đó là hội nghị Quebec ở Thành phố Quebec, dẫn một phái đoàn đến London để đưa ra một đề xuất cho một quốc gia liên bang mới tại Bắc Mỹ.

Kết quả là, vào năm 1867, quốc hội vương quốc Anh đã thông qua Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh, cho phép thành lập Liên minh giữa các tỉnh bang này. Các tỉnh bang Canada được chia thành hai phần trước đó là các tỉnh bang Ontario (Upper Canada) và Quebec (Lower Canada). New Brunswick và Nova Scotia đã gia nhập với Ontario và Quebec để thành lập liên bang Canada.

Do di sản và sự chiếm ưu thế của Pháp (duy nhất trong số các tỉnh bang của Canada), đã có cuộc tranh luận ở Canada về tình trạng đặc biệt của Quebec và toàn bộ hoặc một phần người dân. Những nỗ lực trước đây trong việc sửa đổi hiến pháp Canada thừa nhận Quebec là một “xã hội riêng biệt” – đề cập đến sự độc đáo của tỉnh bang tại Canada về luật pháp, ngôn ngữ và văn hóa – đã không thành công. Tuy nhiên, chính phủ liên bang dưới thời thống đốc Jean Chrétien đã chứng thực Quebec là một xã hội riêng biệt.

Vào ngày 30/10/2003, Nghị viện Quebec đã bỏ phiếu nhất trí để khẳng định “người dân Québec tạo thành một quốc gia”. Vào ngày 27/11/2006, Nghị viện đã thông qua quyết định mang tính biểu tượng khi thủ tướng Stephen Harper tuyên bố rằng “Chúng tôi nhận ra Quebec được tạo thành một quốc gia trong một Canada thống nhất”.

Địa lý


Bài viết chi tiết: Địa lý Quebec

Bản đồ Quebec

Nằm ở phía đông của Canada và là một phần của trung tâm Canada, Quebec chiếm một lãnh thổ gần gấp ba lần Pháp hoặc tỉnh bang Texas của Hoa Kỳ, phần lớn dân cư rất thưa thớt. Địa hình và khí hậu rất khác nhau từ vùng này sang vùng khác. Saint Lawrence Lowland và Appalachian là hai khu vực địa hình chính ở miền nam Quebec.

Quebec có trữ lượng nước ngọt lớn nhất thế giới, chiếm 12% diện tích lãnh thổ tỉnh bang. Có 3% nước ngọt tái tạo của thế giới, trong khi đó chỉ chiếm có 0,1% dân số thế giới. Hơn nửa triệu hồ và 4.500 con sông đổ vào Đại Tây Dương, vịnh Saint Lawrence, Bắc Băng Dương, vịnh James, vịnh Hudson và Ungava. Hồ chứa Caniapiscau là hồ chứa lớn nhất, được tạo ra trong quá trình thực hiện dự án thủy điện James Bay. Hồ Mistassini là hồ tự nhiên lớn nhất ở Quebec.

Điểm cao nhất của Quebec là Mont d’Iberville 1.652m, nằm ở biên giới với Newfoundland and Labrador ở phía đông bắc của tỉnh, trong dãy núi Torngat.

Nhìn chung, khí hậu Quebec lạnh và ẩm. Khí hậu của tỉnh chủ yếu ảnh hưởng bởi vĩ độ, biển và độ cao. Theo phân loại khí hậu Köppen, Quebec có ba vùng khí hậu chính. Phía nam và phía tây Quebec, bao gồm hầu hết các trung tâm dân cư lớn và khu vực phía nam vĩ tuyến 51, có khí hậu lục địa ẩm ướt với bốn mùa rõ rệt, mùa hè nóng và ẩm, mùa đông rất lạnh và có tuyết. Do ảnh hưởng của cả hai hệ thống bão từ Bắc Mỹ và Đại Tây Dương, lượng mưa rất lớn trong suốt cả năm, với hầu hết các khu vực nhận được lượng mưa hơn 1000mm, bao gồm hơn 300cm tuyết rơi ở nhiều khu vực.

Nhân khẩu học


Bài viết chi tiết: Nhân khẩu học Quebec

Dân số Quebec là 8.575.799 người tính đến tháng 7 năm 2021. Chiếm 22,55% dân số Canada, số lượng con nuôi quốc tế tại Quebec là cao nhất trong tất cả các tỉnh của Canada.

Quebec là tỉnh bang duy nhất trong số các tỉnh có người theo đạo Công giáo cao nhất. Đây là một di sản của thời kỳ thuộc địa khi chỉ có người Công giáo mới được phép định cư ở Tân Pháp. Cuộc điều tra dân số năm 2001 cho thấy dân số là 83,4% Công giáo, 4,7% Tin lành.

Ngôn ngữ chính thức của Quebec là tiếng Pháp. Quebec là tỉnh duy nhất của Canada có dân số chủ yếu sử dụng tiếng Pháp.

Kinh tế


Bài viết chi tiết: Kinh tế Quebec

Quebec có một nền kinh tế phát triển và thị trường mở cửa. Năm 2019, GDP đạt xấp xỉ 43.000 USD ở hạng mục sức mua của thị trường, tương đương với các nước Nhật, Ý và Tây Ban Nha, nhưng thấp hơn mức trung bình ở Canada. Nền kinh tế Quebec được xếp hạng nền kinh tế lớn thứ 37 trên thế giới, xếp ngay sau Hy Lạp và thứ 28 về GDP trên đầu người.

Nền kinh tế của Quebec chiếm 20,36% tổng GDP của Canada. Giống như hầu hết các nước công nghiệp hóa, nền kinh tế của Quebec chủ yếu dựa vào lĩnh vực dịch vụ. Theo truyền thống, nền kinh tế của Quebec đã được thúc đẩy bởi nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, cơ sở hạ tầng phát triển.

Quebec cũng dẫn đầu trong một số ngành công nghiệp bao gồm hàng không vũ trụ, công nghệ thông tin, phần mềm và các phương tiện truyền thông. Khoảng 60% sản lượng của ngành hàng không vũ trụ Canada là từ Quebec. Quebec là một trong những khu vực có nhiều công ty công nghệ cao hàng đầu của Bắc Mỹ. Khu vực này bao gồm khoảng 7.300 doanh nghiệp và có số người lao động lên đến hơn 145.000 người.

Giới thiệu tỉnh bang Quebec 1

Ngành công nghiệp khai thác chiếm 6,3% GDP của Quebec. Số người lao động trong lĩnh vực này là 50.000 người làm việc trong 158 công ty.

Các ngành công nghiệp giấy và bột giấy tạo ra các lô hàng trị giá hơn 14 tỷ USD mỗi năm. Ngành lâm sản đứng thứ hai về xuất khẩu, với sản lượng trị giá gần 11 tỷ USD. Ngành lâm nghiệp đã chậm lại trong những năm gần đây vì tranh chấp trong khai thác gỗ. Ngành công nghiệp này có hơn 68.000 người lao động, chiếm 3,1% GDP của Quebec.

Ngành nông nghiệp thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế của Quebec, với thịt và các sản phẩm từ sữa là hai ngành chính. Nông nghiệp chiếm 8% GDP của Quebec và tạo ra 19,2 tỷ USD. Ngành công nghiệp này tạo ra 487.000 việc làm trong nông nghiệp, thủy sản, sản xuất thực phẩm, đồ uống và phân phối thuốc lá và thực phẩm.

Chính trị


Bài viết chi tiết: Chính trị Quebec

Quận công đại diện cho Nữ hoàng Canada và thực hiện hầu hết các công việc của hoàng gia ở tỉnh. Người đứng đầu chính phủ là thống đốc tỉnh bang, là người lãnh đạo đương nhiệm của đảng lớn nhất trong Nghị viện, từ đó bổ nhiệm Hội đồng điều hành tỉnh bang Quebec.

Cho đến năm 1968, cơ quan lập pháp Quebec vẫn là cơ quan lưỡng viện.

Quebec có các phân khu ở cấp khu vực, đô thị và địa phương. Không bao gồm các đơn vị hành chính dành cho vùng đất của thổ dân, các loại phân khu chính là:

  • Ở cấp độ khu vực: 17 khu vực (hạt).
  • Ở cấp độ đô thị: 86 quận và 2 đại đô thị.
  • Ở cấp đô địa phương: 1,117 đô thị địa phương và các nhóm khác.

Giáo dục


Bài viết chi tiết: Giáo dục Quebec

Hệ thống giáo dục của Quebec khác với hệ thống giáo dục của các tỉnh bang khác của Canada. Từ khi thành lập Canada vào thế kỷ 16 cho đến cuộc Cách mạng vào những năm 1960, Giáo hội Công giáo phụ trách hệ thống giáo dục của Quebec.

Ngày nay, hệ thống giáo dục này được quản lý bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo Quebec .

Hạ tầng


Phát triển và bảo trì hệ thống giao thông đường bộ ở Canada được thực hiện bởi Bộ giao thông Quebec. Các tổ chức khác, chẳng hạn như Cảnh sát biển Canada và Cục Kiểm soát không lưu nội địa Canada, cung cấp dịch vụ tương tự cho vận tải đường biển và đường hàng không.

Mạng lưới đường Quebec được quản lý bởi Tập đoàn bảo hiểm ô tô Quebec, bao gồm khoảng 185.000 km đường cao tốc và đường bộ địa phương, hầm vượt núi… Ngoài ra, Quebec có gần 12.000 cây cầu, đường hầm, tường chắn và các công trình khác như cầu Quebec, cầu Laviolette và đường hầm Cầu Louis-Hippolyte Lafontaine.

Trong khu vực sông St. Lawrence có tám cảng nước sâu để trung chuyển hàng hóa. Năm 2003, 3886 tàu chở hàng và 9,7 triệu tấn hàng hóa đã đi qua Quebec trên St. Lawrence Seaway.

Liên quan đến vận tải đường sắt, Quebec có 6.678 km đường sắt được tích hợp trong mạng lưới rộng lớn ở Bắc Mỹ. Mặc dù chủ yếu dành cho việc vận chuyển hàng hóa thông qua các công ty như Canada National và Canadin Pacific, mạng lưới đường sắt Quebec cũng được sử dụng bởi hành khách đến các thành phố, tỉnh bang khác thông qua Via Rail Canada và Amtrak.

Mạng lưới phục vụ hàng không bao gồm 43 sân bay thương mại. Ngoài ra, chính phủ Quebec cũng sở hữu các sân bay riêng và sân bay trực thăng để tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ địa phương tới các cộng đồng ở vùng Basse-Côte-Nord và phía bắc.

Nhiều mạng lưới giao thông khác chạy khắp tỉnh Quebec, bao gồm đường mòn đi bộ, đường mòn trượt tuyết và đường dành cho xe đạp. Green Road là con đường lớn nhất với chiều dài gần 4.000 km.

Quebec được mô tả là một siêu cường về năng lượng sạch. Cân bằng năng lượng của Quebec đã trải qua một sự thay đổi lớn trong 30 năm qua. Năm 2008, điện được xếp hạng là dạng năng lượng chính được sử dụng ở Quebec (41,6%), tiếp theo là dầu (38,2%) và khí đốt tự nhiên (10,7%).

Quebec là nhà sản xuất thủy điện lớn thứ tư trên thế giới sau Trung Quốc, Brazil và Hoa Kỳ và hầu như chỉ phụ thuộc (96% vào năm 2008) về nguồn năng lượng tái tạo này cho nhu cầu điện.

Văn hóa


Bài viết chi tiết: Văn hóa Quebec

Quebec là trung tâm của văn hóa tiếng Pháp ở Bắc Mỹ. Văn hóa của Quebec là một biểu tượng của những quan điểm riêng biệt. Chủ nghĩa dân tộc Quebec đã là một trong những biểu hiện của quan điểm này. Văn hóa Quebec pha trộn giữa nguồn gốc lịch sử và những di sản của thổ dân, cũng như sự đóng góp của những người nhập cư, và cũng chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ từ những dân tộc khác tại Bắc Mỹ nói tiếng Anh.

Một số lượng lớn các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ hỗ trợ hoạt động văn hóa ở Quebec. Conseil des Arts et des lettres du Québec (CALQ) là một sáng kiến của Bộ Văn hóa và Truyền thông Quebec. Tổ chức này hỗ trợ sáng tạo, đổi mới và tổ chức các buổi triển lãm quốc tế cho tất cả các lĩnh vực văn hóa của Quebec.

Giới thiệu tỉnh bang Quebec 2

Société de développement des entreprises culturelles (SODEC) hoạt động để thúc đẩy và tài trợ cho các cá nhân làm việc trong ngành văn hóa. Prix du Québec là một giải thưởng được trao bởi chính phủ nhằm mang lại sự khác biệt và danh dự cao nhất cho các cá nhân thể hiện thành tích đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa tương ứng.

Nhiều điệu nhảy, chẳng hạn như điệu nhảy jig, quadrille, điệu nhảy reel và line, phát triển trong các lễ hội kể từ những ngày đầu thuộc địa. Nhiều nhạc cụ phổ biến hơn trong văn hóa của Quebec: fiddle, sppons, jaw harp hay accordion. Podorybeatie là một đặc trưng của âm nhạc Quebec truyền thống và có nghĩa là tạo ra nhịp điệu bằng đôi chân. Âm nhạc truyền thống Quebec hiện được cung cấp bởi các nhóm đương đại khác nhau được thấy chủ yếu trong lễ giáng sinh, đêm giao thừa, ngày lễ Quebec và nhiều lễ hội địa phương.