Newfoundland and Labrador là tỉnh bang cực động của canada, đây là tỉnh bang thuộc khu vực Đại Tây Dương. Tỉnh bang bao gồm phần lục địa Labrador và đảo Newfoundland. Tổng diện tích tỉnh bang là 405.212km2 với dân số là 521.000 người.

Thủ phủ cũng là thành phố lớn nhất tỉnh bang là St. John’s tọa lạc trên đảo Newfoundland. Đây là tỉnh bang cuối cùng gia nhập liên bang Canada.

Tên gọi


Newfoundland bắt nguồn từ tiếng Anh là có nghĩa là vùng đất mới. Nguồn gốc của từ Labrador có thể được cho là bắt nguồn từ João Fernandes Lavrador, tên của một nhà thám hiểm hàng hải người Bồ Đào Nha, người phát hiện ra khu vực này.

Lịch sử


Bài viết chi tiết: Lịch sử Newfoundland and Labrador

Sự cư trú của con người tại Newfoundland and Labrador có thể là từ khoảng 9.000 năm trước công nguyên. Thời kỳ thịnh vượng có thể là khoảng những năm 7.000 đến 1.500 trước công nguyên dọc theo miền duyên hải Đại Tây Dương Bắc Mỹ.

Năm 1496, John Cabot được Quốc vương Anh Henry VII ban đặc quyền thám hiểm và đến ngày 24 tháng 6 năm 1497 ông ta đổ bộ lên mũi Bonavista. Năm 1499 và 1500, các thủy thủ người Bồ Đào Nha, João Fernandes Lavrador và Pêro de Barcelos khám phá và lập bản đồ bờ biển. Dựa theo hiệp ước Tordesillas, quân chủ Bồ Đào Nha yêu sách về quyền lãnh thổ tại khu vực mà John Cabot đến vào năm 1497 – 1498. Sau đó, vào năm 1501 và 1502, anh em Corte-Real khám phá Newfoundland and Labrador, yêu sách chúng là bộ phận của đế quốc Bồ Đào Nha. Humphrey Gilbert theo lệnh Nữ vương Anh Elizabeth Đệ nhất, đã đổ bộ tại St. John’s vào tháng 8 năm 1583, và chính thức nắm quyền sở hữu đảo.

Năm 1583, Newfoundland trở thành thuộc địa đầu tiên của Anh tại Bắc Mỹ và là một trong các thuộc địa đầu tiên của Anh tại Tân thế giới. Khi Humphrey Gilbert yêu sách lãnh thổ cho Nữ vương Elizabeth cũng là một trong những nguyên nhân gây bất hòa với người Pháp và người Bồ Đào Nha. Đỉnh điểm là chiến tranh 7 năm giữa Anh – Pháp và cả Tây Ban Nha, chiến thắng trên toàn cầu của Anh khẳng định rằng không quốc gia nào ngoài Anh có thể tiếp cận Newfoundland. Trận Signal Hill diễn ra tại Newfoundland vào năm 1762, khi một đạo quân Pháp đổ bộ chiếm đảo, song bị người Anh đẩy lui.

Sau trưng cầu, một phái đoàn gồm bảy người được thống đốc Anh chọn đến đàm phán với Canada nhân danh Newfoundland. Sau khi sáu trong số bảy thành viên của phái đoàn ký kết, Chính phủ Anh thông qua Đạo luật Bắc Mỹ thuộc Anh 1949 qua Quốc hội. Newfoundland chính thức gia nhập Canada vào ngày 31 tháng 3 năm 1949.

Địa lý


Bài viết chi tiết: Địa lý Newfoundland and Labrador

Bản đồ Newfoundland and Labrador

Newfoundland và Labrador là tỉnh cực đông của Canada, nằm tại góc đông bắc của Bắc Mỹ. Eo biển Belle Isle phân tách tỉnh thành hai khu vực địa lý, Labrador là một lãnh thổ lớn liên kết với đại lục Canada, còn Newfoundland là một đảo tại Đại Tây Dương. Tỉnh cũng có hơn 7.000 đảo nhỏ. Newfoundland có hình dạng giống như một tam giác, mỗi cạnh dài khoảng 400 km, và có diện tích là 108.860 km2. Newfoundland và các đảo nhỏ liên kết có tổng diện tích là 111.390 km2.

Phần phía tây của Labrador giáp với tỉnh bang Québec, đường biên giới cũng là đường phân thủy của bán đảo Labrador. Diện tích của Labrador (gồm các đảo nhỏ có liên kết) là 294.330 km2.

Labrador là bộ phận cực đông của Canada, là một khu vực rộng lớn gồm đá biến chất cổ bao trùm phần lớn miền đông bắc của Bắc Mỹ. Các mảng kiến tạo va chạm hình thành phần lớn địa chất của Newfoundland. Vườn quốc gia Gros Morne nổi tiếng về kiến tạo học, do vậy được xếp là một di sản thế giới. Dãy núi Long trên duyên hải phía tây của Newfoundland là phần mở rộng cực đông bắc của dãy Appalachian.

Newfoundland và Labrador có nhiều vùng khí hậu khác nhau do lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ tuyến, gió tây thịnh hành, các hải lưu lạnh và các yếu tố địa phương như núi và đường bờ biển. Tỉnh được phân thành sáu kiểu khí hậu, song theo cách phân chia rộng hơn thì Newfoundland có kiểu khí hậu với mùa hè mát của khí hậu lục địa ẩm, chịu tác động lớn của hải dương do không nơi nào trên đảo cách biển quá 100 km. Miền bắc Labrador được phân loại khí hậu lãnh nguyên vùng cực, miền nam Labrador có khí hậu cận Bắc cực.

Nhân khẩu học


Dân số tính đến 2021 của Newfoundland and Labrador là 522.103 người.

Hơn một nửa dân số Newfoundland and Labrador cư trú tại bán đảo Avalon của đảo Newfoundland, là nơi có thủ phủ St. John’s và là điểm định cư lịch sử đầu tiên.

Theo cuộc điều tra năm 2011, giáo phái tôn giáo lớn nhất là Giáo hội Công giáo La Mã với 35,8% dân số toàn tỉnh.

Giới thiệu tỉnh bang Newfoundland and Labrador 2

Theo điều tra nhân khẩu Canada năm 2001, dân tộc lớn nhất tại Newfoundland and Labrador là người Anh (39,4%), tiếp theo là người Ireland (19,7%), người Scotland (6,0%), người Pháp (5,5%) và người Da đỏ (3,2%).

Kinh tế


Bài viết chi tiết: Kinh tế Newfoundland and Labrador

Kinh tế Newfoundland and Labrador trải qua đình trệ trong nhiều năm sau sự sụp đổ của đánh bắt cá tuyết hồi đầu thập niên 1990, tỉnh bang phải chịu tỷ lệ thất nghiệp cao kỷ lục và dân số giảm khoảng 60.000. Do bùng nổ trong lĩnh vực năng lượng và tài nguyên, kinh tế tỉnh có chuyển biến lớn khi bước sang thế kỷ 21. Lúc này tỷ lệ thất nghiệp giảm, dân số ổn định và tăng trưởng vừa phải. Tỉnh bang đạt mức thặng dư kỷ lục, giải thoát khỏi tình trạng một tỉnh bang với “con số 0”.

Ngư nghiệp vẫn là một bộ phận quan trọng trong kinh tế tỉnh, bao gồm đánh bắt và thu hoạch các loại cá như cá tuyết, cá êfin, cá bơn lưỡi ngựa, cá trích, cá thu, cá hồi, các loài giáp xác như cua, tôm, nghêu, hải cẩu, trai.

Các ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP, đặc biệt là dịch vụ tài chính, chăm sóc y tế và hành chính công. Các ngành kinh tế quan trọng khác là khai mỏ, sản xuất dầu và chế tạo. Ngành khai thác mỏ tại Labrador phát triển mạnh với quặng sắt tại Wabush, Labrador City, niken tại Voisey’s Bay, mỏ đồng, kẽm, bạc và vàng tại Duck Pond. Dầu mỏ cũng đóng góp phần lớn vào doanh thu của tỉnh với sản lượng cung cấp và dự trữ lớn dự kiến lên đến gần 3 tỷ thùng.

Nông nghiệp tại Newfoundland hạn chế tại các khu vực phía nam của St.John’s, Cormack, Wooddale, các khu vực gần Musgravetown và tại thung lũng Codroy. Khoai tây, cải củ Thụy Điển, cải củ turnip, cà rốt và cải bắp được trồng để đáp ứng nhu cầu địa phương. Nuôi gia cầm lấy thịt và trứng cũng tồn tại. Việt quất xanh, Vaccinium vitis-idaea và Rubus chamaemorus dại được thu hoạch thương mại và sử dụng trong làm mứt và rượu vang. Sản xuất bơ sữa là một bộ phận lớn khác trong nông nghiệp tỉnh.

Du lịch cũng đóng góp đáng kể cho kinh tế tỉnh, vào năm 2006 có gần 500.000 du khách từ nơi khác đến Newfoundland and Labrador, chi tiêu ước tính 366 triệu CAD. Du lịch phổ biến nhất trong các tháng từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.

Newfoundland là địa điểm du lịch với nhiều cảnh quan thiên nhiên đặc biệt của vùng cực và vùng cận cực.

Chính trị


Bài viết chi tiết: Chính trị Newfoundland and Labrador

Chính trị của Newfoundland and Labrador tổ chức một nghị viện nằm trong cấu trúc của chế độ quân chủ lập hiến. Chế độ quân chủ tại Newfoundland and Labrador là cơ sở cho các nhánh hành pháp, lập pháp, và tư pháp. Quân chủ của tỉnh là nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ nhị, bà cũng là quân chủ của 15 quốc gia khác, 9 tỉnh còn lại và liên bang Canada. Người đại diện cho Nữ hoàng là quận công Newfoundland and Labrador, tiến hành hầu hết các trách nhiệm quân chủ tại Newfoundland and Labrador.

Giới thiệu tỉnh bang Newfoundland and Labrador 3

Trên thực tế, quân chủ và quận công bị hạn chế trong việc tham dự trực tiếp vào bất kỳ lĩnh vực quản trị nào. Quyền lực hành pháp do Hội đồng hành pháp điều khiển, đây là một ủy ban gồm các giám đốc sở, ban, ngành chịu trách nhiệm trước một Nghị viện và được tuyển cử, đứng đầu là thống đốc tỉnh bang. Nhằm đảo bảo sự ổn định của chính phủ, quận công sẽ bổ nhiệm thống đốc tỉnh bang là lãnh đạo chính đảng giành đa số ghế trong Nghị viện. Lãnh đạo đảng có số ghế đông thứ nhì thường trở thành lãnh đạo phe đối lập và nằm trong một hệ thống nghị viện đối địch nhằm duy trì kiểm tra đối với chính phủ.

Hạ tầng


Trong nội tỉnh, Sở giao thông và công trình Newfoundland and Labrador vận hành 15 tuyến xe buýt, phà chở khách và chở hàng liên kết các cộng đồng khác nhau dọc theo đường bờ biển của tỉnh. Newfoundland and Labrador phát triển dịch vụ phà chuyên chở giữa lục địa với các đảo như Marine Atlantic, MV Sir Robert Bond, MV Apollo.

Sân bay quốc tế St. John’s và sân bay quốc tế Gander là hai sân bay duy nhất phục vụ tỉnh,  thuộc hệ thống sân bay quốc gia Canada. Sân bay quốc tế St. John’s phục vụ gần 1,2 triệu hành khách trong năm 2008 và là sân bay đông thứ 11 tại Canada.

Văn hóa


Bài viết chi tiết: Văn hóa Newfoundland and Labrador

Di sản âm nhạc dân gian Newfoundland and Labrador dựa trên truyền thống Ireland, Anh và Scotland vốn được đưa đến từ nhiều thế kỷ trước. Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng từ nhạc Celtic tương tự như Nova Scotia và Prince Edward Island, Newfoundland and Labrador mang tính Ireland hơn là Scotland và có nhiều yếu tố dung nạp từ âm nhạc Anh và Pháp hơn các tỉnh bang này.

Phần lớn âm nhạc khu vực tập trung vào truyền thống hàng hải sống động tại đây, nơi có các bài hò biển và các bài hát đi thuyền khác. Một số nhạc sĩ truyền thống hiện đại là Great Big Sea, The Ennis Sisters, Shanneyganock, Sharecroppers, Ron Hynes, và The Navigators. Newfoundland and Labrador có văn hóa thể thao phần nào khác biệt so với phần còn lại của Canada, một phần là do có lịch sử kéo dài tách biệt với phần còn lại của Canada và nằm dưới quyền cai trị của Anh. Tuy nhiên, khúc côn cầu trên băng vẫn phổ biến. Bóng đá và rugby đều phổ biến hơn tại Newfoundland and Labrador so với phần còn lại của Canada nói chung.